Lịch sử Tư trị thông giám

Ban đầu, Tư Mã Quang đặt tên sách là Thông chí, sau đó Tống Thần Tông đổi tên sách thành Tư trị thông giám với hàm ý nhìn việc xưa để thấy rõ việc ngày nay.

Ngoài Tư Mã Quang đóng vai trò chủ biên, những người biên soạn còn có Lưu Thứ, Lưu Ban, Phạm Tổ Vũ và con trai Tư Mã Quang là Tư Mã Khang.

Theo sự phân công của Tư Mã Quang:

Bộ sách là kết quả lao động cật lực của các tác giả sau 19 năm. Để có được công trình này, Tư Mã Quang và các cộng sự đã bỏ ra gần như cả cuộc đời nghiên cứu, khảo chứng. Khi bộ sách hoàn thành năm 1084, Lưu Ban 62 tuổi trông già như ông lão 80, Phạm Tổ Vũ mới 43 tuổi tóc đã bạc, còn Tư Mã Quang 65 tuổi, tóc bạc da mồi và răng rụng[1]. Cuối năm 1084, dù trời mùa đông đầy tuyết, Tư Mã Quang vẫn đóng sách vào 10 chiếc hòm được trang trí chạm trổ lộng lẫy và thân chinh áp tải từ Lạc Dương đến Biện Kinh[2] dâng lên Tống Thần Tông. Khi Tư trị thông giám được mang in ấn nhân bản chưa đầy 1 tháng (1086) thì Tư Mã Quang qua đời vì lao lực[3].